Lá lốt là loại lá có dạng hình lá trầu, còn có tên gọi là lá cách, lá tất bát, hay lá trầu đất tùy theo từng địa phương.
Đây là loại lá được dùng phổ biến làm gia vị đồng thời cũng được dân ta rất ưa chuộng để sử dụng làm thuốc.

lot
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C. DC. thuộc họ cây hồ tiêu. Lá lốt thuộc loại cây mềm, cao tới 1m, thân hơi có lông.
Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong. Phiến lá dài 13cm, rộng 8,5cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân. Cuống lá dài chứng 2,5cm.
Cụm hoa mọc thành bông, bông hóa cái dài chứng 1cm, cuống dài 1cm.
Lá lốt thường được nhân dân trồng để làm gia vị hay làm thuốc. Bộ phận dùng để làm thuốc của lá lốt là thân, hoa hay rễ. Cách dùng lá lốt làm thuốc có thể dùng tươi hay phơi khô, nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8 – 9 âm lịch.
Về mặt y dược, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau).
Dùng cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng, đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…
– Dùng món ăn có lá lốt: Lá lốt thường được sử dụng làm gia vị để chế biến các món ăn. Thực ra, các món ăn có lá lốt đã là bài thuốc rất tốt cho sức khỏe.
Lá lốt được dùng để chế biến rất nhiều món ăn như luộc chấm nước mắm tỏi gừng, xắt nhỏ như sợi chỉ để ăn sống hoặc xào với thịt bò, thịt lươn… thành các món ăn vô cùng hấp dẫn.
Ngoài ra, lá lốt có thể dùng để bọc thịt băm, thịt bò, cá rồi rán, nướng dưới bếp than cũng rất ngon. Nhưng ngon nhất có lẽ là món canh lá lốt nấu thịt hoặc nấu với cá bớp, cho thêm vài sợi gừng tươi.
Lá lốt nấu canh ban đầu ăn hơi ngăm đắng có thể chưa quen, nhưng ăn nhiều sẽ thấy vị của nó vô cùng đặc sắc.
Việc ăn lá lốt thường xuyên sẽ giúp người ăn phòng và chữa được nhiều bệnh. Ngoài ra lá lốt còn được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả
Chữa bệnh mồ hôi tay: 30g lá lốt tươi, một chút muối, 1 lít nước, đun sôi. Dùng nước còn ấm ngâm tay chân ngày 1 lần trước khi đi ngủ, làm thường xuyên.
Chữa bệnh tổ đỉa: Lá lốt giã nát chắt lấy nước cốt, uống hết 1 lần. Bã cho vào nồi đổ 3 bát nước sắc kỹ dùng để rửa vùng tổ đỉa. Rửa xong lau khô rồi lại lấy bã lá lốt đã sắc đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
Chữa đau nhức xương khớp: 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.
Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước dùng rửa âm đạo.
Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
 Chữa đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
 Chữa phù thũng do thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Chữa viêm tinh hoàn: Lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
 Chữa thương hàn, giải cảm: 20 lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2gr gừng thái lát mỏng, gia vị nêm.
Nấu sôi với 150ml nước, sau 15 phút nhấc xuống, bỏ vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Ăn xong, lau mồ hôi sẽ khỏe.
Chữa đau bụng do lạnh: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

Chữa ho dai dẳng: Lá lốt 1 nắm to rửa sạch thái nhỏ nấu canh với thịt lợn nạc xay. ăn liên tục trong 2 ngày là khỏi.

Nguồn: //yhocvietnam.com.vn/